Top 10 + thuốc đau dạ dày hiệu quả dễ tìm thấy
Thẩm định nội dung
Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên
chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội
Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết
Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%
Trào ngược, buồn nôn, đau vùng thượng vị và cảm giác nóng rát vùng bụng là những triệu chứng thường gặp của bệnh đau dạ dày. Tình trạng này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Do đó việc điều trị bằng thuốc là cần thiết. Nếu bạn đang muốn biết về các loại thuốc đau dạ dày hiệu quả, hãy tham khảo các thông tin chi tiết dưới đây.
Bệnh lý đau dạ dày là gì?
Đau dạ dày là tình trạng mà niêm mạc dạ dày bị tổn thương do viêm loét hoặc các rối loạn chức năng sinh lý dẫn đến tăng tiết axit dịch vị. Nguyên nhân thường gặp nhất là do vi khuẩn Helicobacter pylori và sử dụng lâu dài một số loại thuốc có thể gây tổn hại cho dạ dày. Điển hình như các thuốc giảm đau thuộc nhóm NSAID và một số loại kháng sinh.
Nguyên nhân gây ra đau dạ dày
- Vi khuẩn Helicobacter pylori
- Sử dụng lâu dài thuốc NSAID
- Thói quen ăn uống không lành mạnh: ăn không đúng giờ, không điều độ, ăn quá khuya, lạm dụng đồ uống có cồn và chất kích thích, thuốc lá, thói quen ăn uống không đều đặn, thức khuya, và thiếu ngủ.
Triệu chứng phổ biến của đau dạ dày
- Ợ chua và ợ nóng do trào ngược axit
- Buồn nôn
- Đầy hơi
- Cảm giác đau âm ỉ hoặc nóng rát vùng thượng vị
Nếu bạn gặp các triệu chứng sau đây, đây là dấu hiệu bạn cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị đúng cách:
- Cơn đau đột ngột và nghiêm trọng
- Đổ mồ hôi không bình thường
- Khó thở, tức ngực
- Nôn ra máu hoặc nôn nóng có màu nâu đen
- Tiêu chảy kéo dài hơn 2 ngày
- Phân đen có dấu hiệu dính máu
- Khó đi tiêu hoặc đi tiểu
- Chán ăn hoặc giảm cân nhanh chóng
- Da vàng
Đây là những dấu hiệu nguy hiểm có thể cho thấy bệnh nhân đang gặp phải các vấn đề nghiêm trọng và cần điều trị khẩn cấp.
Những loại thuốc đau bao tử thường dùng hiện nay
Thuốc đau dạ dày chữ Y (Yumangel)
Nếu bạn đang phân vân không biết đau dạ dày uống thuốc gì thì Yumangel là một lựa chọn hợp lý. Đây là sản phẩm phổ biến trong việc điều trị đau dạ dày, còn được biết đến với tên gọi thuốc đau dạ dày chữ Y. Sản phẩm này được bào chế dưới dạng hỗn dịch uống. Hiện nay có hai loại trên thị trường với hàm lượng hoạt chất chính là almagate: Yumangel (màu xanh lá) có 1g; Yumangel F (màu xanh dương) có 1.5g; Các thành phần còn lại đều tương tự nhau. Almagate bao gồm magie hydroxit và nhôm hydroxit. Có khả năng kháng axit mạnh và bảo vệ niêm mạc dạ dày và thực quản.
Công dụng của thuốc đau dạ dày chữ Y:
- Điều trị các triệu chứng khó chịu của bệnh lý viêm dạ dày – tá tràng;
- Làm dịu nhanh chóng các triệu chứng do dạ dày tiết quá nhiều axit như ợ nóng, ợ chua và khó tiêu.
- Liều dùng tham khảo: Uống 1 gói hỗn dịch/lần, tổng cộng 4 lần/ngày. Dùng sau mỗi bữa ăn khoảng 1 – 2 giờ và trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả tối đa.
Gaviscon
Đây là thuốc đau dạ dày dạng nước chứa ba hoạt chất chính: calci carbonat, natri bicarbonat và alginat. Calci carbonat và natri bicarbonat là hai chất kháng axit giúp trung hòa axit và ổn định pH tại dạ dày. Làm dịu nhanh chóng các triệu chứng khó chịu do niêm mạc dạ dày bị tổn thương do dịch vị axit. Alginate phản ứng với axit dịch vị dạ dày để tạo thành một lớp màng bảo vệ. Bệnh nhân sẽ giảm cảm giác nóng rát và đau bụng sau khi sử dụng.
Công dụng: Điều trị trào ngược dạ dày, viêm loét ở các vị trí khác nhau của dạ dày và viêm do nhiễm vi khuẩn HP. Sản phẩm này giúp giảm nhanh các triệu chứng của trào ngược dạ dày – thực quản. Đặc biệt là chứng ợ hơi, ợ chua, ợ nóng và khó tiêu. Đồng thời bảo vệ niêm mạc dạ dày để nhanh chóng phục hồi. Liều dùng cho người lớn là 1 – 2 gói sau bữa ăn và trước khi đi ngủ.
Thuốc đau dạ dày thảo dược Nhất Nhất
Thuốc giảm đau dạ dày dạng viên Nhất Nhất có thành phần chính gồm: bán hạ, chè dây, can khương, hương phụ, khương hoàng, mộc hương, trần bì.
Công dụng: Giảm các tình trạng chướng bụng, chống nôn. Hỗ trợ cải thiện các triệu chứng liên quan đến đau dạ dày. Đặc biệt là ợ nóng, ợ chua, đau rát thượng vị, đau bụng. Ngoài ra, các hoạt chất trong dược liệu trên cũng có tính kháng viêm, làm vết loét dạ dày liền lại. Tiêu diệt vi khuẩn HP và giúp phục hồi chức năng của dạ dày.
Liều dùng tham khảo : uống 2 viên/ngày vào sáng và tối sau ăn.
Thuốc đau dạ dày chữ P – Phosphalugel
Thuốc Phosphalugel còn được biết đến với tên gọi thuốc đau dạ dày chữ P. Thuốc chứa thành phần chính là nhôm phosphat. Đây là một loại thuốc thuộc nhóm kháng axit. Phosphalugel được sử dụng để kiểm soát lượng axit trong dịch vị và giảm thiểu tiết dịch vị dạ dày. Thuốc đau dạ dày dạng gel này giúp tạo ra một lớp màng bảo vệ tự nhiên. Từ đó, bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa khỏi các tác nhân gây tổn thương dạ dày.
Công dụng: Xoa dịu những cơn đau và bỏng rát ở dạ dày. Làm giảm tình trạng khó chịu do axit từ dạ dày gây ra. Đặc biệt là các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị và rối loạn hệ tiêu hóa.
Liều dùng tham khảo: 1 – 2 gói/ngày, uống trước khi ăn hoặc ngay khi triệu chứng khởi phát. Thành phần chính nhôm phosphat có thể gây táo bón. Vì vậy trong quá trình sử dụng, người bệnh cần bổ sung đủ nước để hạn chế tác dụng phụ này.
Thuốc đau dạ dày dạng viên Maalox
Viên nhai Maalox chứa hai chất kháng axit chính: nhôm hydroxit và magie hydroxit. Giúp trung hòa axit dư thừa trong dạ dày và làm giảm các triệu chứng của loét dạ dày tá tràng và trào ngược. Việc kết hợp nhôm hydroxit với magie hydroxit giúp hạn chế tác dụng phụ như táo bón. Triệu chứng này thường gặp khi sử dụng nhôm hydroxit đơn lẻ.
Công dụng: Giảm các triệu chứng ợ hơi, đầy bụng, nóng trong, buồn nôn, viêm dạ dày tá tràng và hội chứng ruột kích thích.
Liều dùng tham khảo: nhai 1 đến 2 viên sau bữa ăn hoặc khi có các triệu chứng khó chịu và cơn đau bắt đầu. Lưu ý chỉ sử dụng tối đa 6 lần mỗi ngày và không nên dùng quá 12 viên/ngày.
Gastropulgite
Gastropulgite được bào chế dưới dạng hỗn hợp. Có hai thành phần chính là attapulgite và nhôm hydroxit. Attapulgite tạo một lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày, giúp ngăn ngừa tác động của axit. Nhôm hydroxit giúp kháng lại sự tiết axit quá mức trong dạ dày. Bảo vệ các vết viêm loét tránh khỏi tổn thương.
Công dụng: Giảm các triệu chứng đau bụng, chướng bụng, nóng rát thượng vị, ợ hơi và ợ nóng. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ ngăn ngừa xuất huyết dạ dày và bảo vệ niêm mạc đường ruột.
Liều dùng tham khảo: sử dụng 2 – 4 gói theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
Viên nang Nova Curmin
Thuốc đau dạ dày dạng viên Nova Curmin chứa thành phần chính chiết xuất nghệ. Cụ thể: Novasol Curcumin 200 mg và piperin (chiết xuất từ hạt Tiêu) 0,5 mg. Curcumin trong nghệ có tính kháng viêm, chống oxy hóa và khả năng hỗ trợ lành các vết loét cực kỳ tốt. Đồng thời, tinh chất trong nghệ cũng tăng cường bảo vệ cho niêm mạc dạ dày. Khi kết hợp với piperine, Nova Curmin giúp giảm sự kích thích dạ dày, làm giảm đau đớn cho người bị đau dạ dày.
Liều dùng tham khảo: Uống mỗi lần 1 viên và có thể dùng 2 lần/ngày.
Cumargold New
Thuốc đau dạ dày Cumargold New là sản phẩm thảo dược hoàn toàn tự nhiên. Thành phần chính bao gồm: Nano Curcumin hàm lượng 150 mg, chiết xuất gừng 15 mg và chiết xuất piperine từ hạt tiêu đen 0.3 mg. Sự kết hợp của nghệ và tiêu đen có tính kháng viêm mạnh mẽ. Hỗ trợ giảm các tình trạng viêm loét trong đường tiêu hóa. Gừng vốn có vị cay và tính ấm cực kỳ hiệu quả trong việc chống buồn nôn. Đồng thời, cải thiện các triệu chứng khó tiêu và chướng bụng do bệnh lý về dạ dày gây ra.
Công dụng: Điều trị các triệu chứng của viêm loét dạ dày – tá tràng. Hỗ trợ làm lành những tổn thương do viêm loét gây ra và cải thiện chức năng tiêu hóa.
Liều dùng tham khảo: Uống 2 – 3 viên/lần x 2 – 3 lần/ngày, uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ.
Omeprazole
Omeprazole là thuốc giảm đau dạ dày cấp tốc giúp ức chế sản xuất axit. Từ đó hỗ trợ giảm đau và giảm cảm giác nóng rát. Giảm triệu chứng ợ hơi do viêm dạ dày, loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản hoặc viêm thực quản trào ngược.
Cimetidine
Cimetidine là thuốc giảm đau dạ dày cấp tốc khi nguyên nhân xuất phát từ các bệnh lý sau:
- Loét dạ dày hoặc tá tràng;
- Viêm thực quản dạ dày;
- Hội chứng Zollinger-Ellison hoặc triệu chứng ợ nóng.
Công dụng: Điều trị rối loạn dạ dày và thực quản (viêm loét, trào ngược axit,…). Thuốc hoạt động thông qua cơ chế giảm lượng axit do dạ dày tiết ra. Qua đó, giảm triệu chứng ợ nóng, ho dai dẳng, khó nuốt. Bên cạnh đó, Cimetidine cũng hỗ trợ chữa lành tổn thương dạ dày thực quản do axit. Ngăn ngừa vết loét hình thành; ngăn ngừa ung thư thực quản.
Liều dùng:
- Người lớn bị loét tá tràng: 20mg/lần 1 ngày trước bữa ăn trong 4 đến 8 tuần.
- Người lớn loét dạ dày: 40mg 1 lần trong ngày trước bữa ăn trong 4 đến 8 tuần.
- Hội chứng Zollinger-Ellison: Khởi đầu uống 20mg 1 lần, 1 ngày trước ăn trong 4 đến 8 tuần. Có thể tăng lên 40mg nếu cần thiết; duy trì liều 10-20mg/ngày/lần nếu bệnh lâu khỏi.
Sucralfate
Nếu bạn đang phân vân đau dạ dày uống thuốc gì thì Sucralfate là lựa chọn hợp lý. Sucralfate dùng để điều trị đau dạ dày và cảm giác nóng rát trong các trường hợp viêm dạ dày mãn tính, loét dạ dày hoặc tá tràng. Thuốc hoạt động bằng cách tạo thành một lớp bảo vệ nhầy như một hàng rào trong dạ dày. Giúp ngăn chặn axit gây tổn thương niêm mạc dạ dày.
Liều dùng: Sucralfate cần được sử dụng theo chỉ định y tế vì có thể gây ra các tác dụng phụ. Cụ thể như phân sẫm màu, chóng mặt, đau đầu, khô miệng, buồn nôn, nôn mửa. Bệnh nhân cũng có thể bị đau dạ dày sau khi ăn, táo bón, đầy hơi,… Sucralfate cũng có thể gây vón cục trên da hoặc các rối loạn tâm thần.
Thuốc nam chữa đau dạ dày tốt nhất
Các biện pháp điều trị đau dạ dày tại nhà như sử dụng rau diếp cá, bồ công anh hoặc ngải cứu có thể giúp làm giảm axit và viêm trong dạ dày. Bên cạnh đó, nghệ và mật ong, gừng cũng có thể được sử dụng để bổ sung cho phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Những biện pháp này là lựa chọn hữu ích để kiểm soát cơn đau và cảm giác nóng rát ở dạ dày. Bệnh nhân nên uống từ 3 đến 4 lần một ngày. Đặc biệt là khi đói và giữa các bữa ăn.
Cách thực hiện: Xay nhuyễn lọc lấy nước và uống trước các bữa ăn hoặc nấu với nước uống trực tiếp. Với nghệ và mật ong, ngoài xay nhuyễn lọc lấy nước, có thể dùng tinh bột nghệ pha với nước ấm cùng mật ong để uống hằng ngày.
Bên cạnh chữa bệnh bằng các loại thuốc đau dạ dày, bệnh nhân cũng cần xây dựng cuộc sống khoa học, cân bằng dinh dưỡng bằng cách:
- Giảm bớt căng thẳng trong công việc và cuộc sống;
- Duy trì chế độ sinh hoạt khoa học;
- Giảm bớt đồ ngọt, chất béo và đồ chiên rán;
- Hạn chế nước ngọt, đồ uống có cồn;
- Không hút thuốc là và sử dụng các chất kích thích khác,…
Đây là cách hỗ trợ toàn diện để bảo vệ và phục hồi sức khỏe dạ dày một cách toàn diện và lâu dài. Bệnh dạ dày cấp tính có thể được điều trị khỏi hoàn toàn trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, bệnh dạ dày mãn tính đòi hỏi bệnh nhân cần kiên trì, tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Thay đổi điều chỉnh chế độ sinh hoạt khoa học mới có thể điều trị dứt điểm hoàn toàn bệnh lý này.
Tạm kết
Thời gian điều trị bệnh dạ dày ngắn hay dài sẽ tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người. Bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ theo chỉ định của bác sĩ để đạt được kết quả tối ưu nhất. Hy vọng các loại thuốc đau dạ dày mà bài viết đề cập sẽ giúp bạn có câu trả lời cho câu hỏi “đau dạ dày uống thuốc gì”. Đây là các loại thuốc giúp giảm thiểu các triệu chứng đau và hỗ trợ quá trình chữa lành vết loét trên niêm mạc tiêu hóa. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng thêm một số bài thuốc nam chữa đau dạ dày để thúc đẩy quá trình trị liệu hiệu quả hơn.