Đau bụng khi mang thai
Thẩm định nội dung
Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên
chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội
Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết
Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%
Khi mang thai chị em nào cũng cảm thấy lo lắng, đặc biệt khi gặp những cơn đau bụng bất thường. Vậy đau bụng khi mang thai do những nguyên nhân nào gây ra, có nguy hiểm không? Cùng tham khảo bài viết sau để để biết cách xử lý phù hợp nếu đau bụng khi mang thai mẹ bầu nhé!
Đau bụng khi mang thai là hiện tượng gì?
Đau bụng khi mang thai là tình trạng gặp phải thường xuyên ở mẹ bầu. Có nhiều mức độ đau bụng khác nhau, từ âm ỉ cho đến dữ dội. Các vị trí đau bụng khi mang thai có thể là:
– Đau bụng dưới
– Đau bụng trên
– Đau bụng bên trái
– Đau bụng bên phải
Tình trạng đau bụng khi mang thai khác nhau theo từng giai đoạn và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nó có thể nguy hiểm hoặc không.
Đau bụng khi mang thai theo giai đoạn
Giai đoạn nào mẹ bầu cũng có thể bị đau bụng, cụ thể như sau:
Đau bụng khi mới mang thai tuần đầu
Có thai đau bụng như hành kinh, đau bụng và ra máu khi mới mang thai… là những biểu hiện bình thường ở giai đoạn đầu. Những triệu chứng này tương đối giống với triệu chứng trong kỳ kinh nguyệt. Sau vài ngày tình trạng này sẽ hết nên bạn không cần quá lo lắng. Tuy nhiên cũng có trường hợp cơn đau gây nguy hiểm cho mẹ bầu.
Đau bụng khi mang thai 3 tháng đầu
Mang thai 7 tuần bị đau bụng lâm râm là một dấu hiệu phổ biến khi bạn mang thai 3 tháng đầu. Ở giai đoạn này, thai nhi bắt đầu làm tổ trong niêm mạc tử cung nên cơn đau xảy ra là bình thường. Sau khoảng 2 đến 3 ngày, tình trạng này sẽ giảm nhẹ khi xương chậu và tử cung mở đủ rộng.
Đau bụng khi mang thai 3 tháng giữa
Trong 3 tháng giữa của thai kỳ, dây chằng căng ra và tử cung phát triển để nâng đỡ thai nhi, nên bạn sẽ thấy đau bụng. Mẹ bầu nên thay đổi tư thế linh hoạt, chú ý nghỉ ngơi đầy đủ để giảm thiểu cơn đau. Sau một vài ngày cơn đau sẽ giảm. Tuy nhiên nếu thấy đau bụng dữ dội thì mẹ bầu nên đi khám.
Đau bụng khi mang thai 3 tháng cuối
Trong 3 tháng cuối thai kỳ, cơn đau của mẹ bầu thường xuất hiện ở vị trí hạ vị hoặc thượng vị. Mức độ của các cơn đau nặng nhẹ tùy từng nguyên nhân cụ thể. Trong đó có những nguyên nhân gây nguy hiểm, đòi hỏi mẹ bầu phải cảnh giác và theo dõi sát sao.
Đau bụng khi mang thai: nguyên nhân nguy hiểm
Trong suốt giai đoạn thai kỳ, có những nguyên nhân nguy hiểm dẫn đến tình trạng đau bụng cho mẹ bầu như sau:
Tình trạng thai lạc vị
Vì một số nguyên nhân, trứng được thụ tinh có thể không làm tổ trong tử cung mà làm tổ bên ngoài tử cung, ở vị trí ống dẫn trứng. Nếu bạn thấy âm đạo ra máu nâu hoặc đỏ, xương chậu hoặc bụng đau nhói, khi hoặc di chuyển cơn đau trầm trọng hơn… thì nên kiểm tra tại cơ sở y tế. Đây là những dấu hiệu cho thấy bạn có thể để đã mang thai ngoài tử cung. Nếu thai nhi bị vỡ sẽ gây đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của thai phụ.
Sảy thai
Trong 20 tuần đầu tiên của thai kỳ, nguy cơ sảy thai của mẹ bầu khá cao. Dấu hiệu thường thấy nếu sảy thai là ra máu âm đạo nặng hoặc nhẹ, đau bụng trong vài giờ hoặc vài ngày, cơn đau từ trung bình đến nặng, thường lan tới xương chậu và vùng dưới lưng. Bạn nên lưu ý các triệu chứng này để kịp thời di chuyển tới bệnh viện.
Chuyển dạ sớm
Ở những tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu có nguy cơ chuyển dạ sớm nếu gặp phải những dấu hiệu sau:
- Dịch âm đạo tiết nhiều, trở nên đặc hơn hoặc có lẫn máu.
- Âm đạo ra máu kiểu nhỏ giọt như đang trong ngày cuối của chu kỳ kinh.
- Đau bụng và co cơ.
- Khung xương chậu bị tăng áp lực.
- Đau lưng dưới, đặc biệt khi khi chưa bị đau lưng bao giờ.
Nhau thai bị đứt
Đây là một tình trạng nguy hiểm cho mẹ bầu. Những dấu hiệu của tình trạng nhau thai bị đứt mà mẹ bầu nên lưu ý là:
- Chảy máu âm đạo đột ngột.
- Một vài người bị vỡ nước ối trước khi ra máu.
- Co cơ liên tục không dứt.
- Tử cung mềm.
Mẹ bầu nên sớm đi khám nếu gặp phải những tình trạng trên để tránh gây nguy hiểm cho bản thân và thai nhi.
Tiền sản giật
Những thai phụ sau tuần thứ 20 bị cao huyết áp, Trong nước tiểu có protein, bị sưng phù ở mặt, chân tay, mắt cá chân… có nguy cơ mắc tiền sản giật. Những dấu hiệu thường thấy là đau bụng trầm trọng, đau căng bụng trên, buồn nôn và nôn, thị giác thay đổi… Tình trạng này gây ảnh hưởng tới nhau thai, hoạt động của gan, thận và làm rối loạn mạch máu.
Nhiễm trùng đường tiểu
Nhiễm trùng đường tiểu cũng có thể khiến mẹ bầu bị đau bụng trong thời kỳ mang thai. Lúc này mẹ bầu không chỉ đau bụng mà còn gặp phải triệu chứng bất thường trong nước tiểu, cũng như triệu chứng đau khi tiểu tiện. Nhiễm trùng đường tiểu có thể dẫn tới sinh non nếu mẹ bầu không điều trị sớm.
Đau bụng khi mang thai: nguyên nhân ít nguy hiểm hơn
Đau bụng khi mang thai có thể đến từ những nguyên nhân bình thường, phổ biến và ít nguy hiểm hơn như:
Thai nhi đạp trong bụng mẹ
Khi bị thai nhi đạp trong bụng, các mẹ không cần lo lắng bởi điều này cho thấy thai nhi đang phát triển bình thường. Khi thai nhi lớn dần, cảm giác đạp sẽ rõ rệt hơn nhưng cũng không kéo dài quá lâu.
Táo bón
Khi mang thai, hormone trong cơ thể thay đổi dẫn tới quá trình chuyển hóa thức ăn của mẹ bầu bị chậm trễ. Ngoài ra chế độ ăn kém dinh dưỡng, thai nhi phát triển gây sức ép lên ruột và dạ dày cũng khiến hệ tiêu hóa kém đi. Đây là những nguyên nhân khiến mẹ bầu bị táo bón trong thai kỳ, dẫn tới đau bụng.
Căng dây chằng
Ở 3 tháng giữa thai kỳ, thai nhi lớn dần nên dây chằng bị giãn ra, dẫn tới cơn đau ở bụng dưới và háng mẹ bầu. Khi đột ngột thay đổi vị trí, khi hoạt động nhiều hoặc khi ho, mẹ bầu sẽ dễ cảm thấy cơn đau này.
Cơn co Braxton – Hicks
Mẹ bầu có thể cảm thấy cơn co thắt này xung quanh thời điểm thai nhi đạt 37 tuần tuổi. Nếu xuất hiện liên tục, thường xuyên, nó sẽ gây đau bụng, được gọi là cơn chuyển dạ giả. Nếu cơn co kéo dài hơn một tiếng và kèm theo đau lưng dưới thì mẹ bầu nên đi khám tại cơ sở y tế để cảm thấy an tâm hơn.
Đau bụng khi mang thai: khi nào cần đi khám?
Đau bụng khi mang thai có thể là tình trạng nguy hiểm. Vì thế các chuyên gia khuyên bạn nên đi khám ngay nếu gặp các dấu hiệu sau:
- Cơn đau bụng ngày càng tăng, trở nên dữ dội dần, đau quặn từng cơn không giảm.
- Đau bụng kèm ra máu âm đạo.
- Buồn nôn và nôn, đi ngoài, trong phân có dịch nhầy như bã cà phê.
- Choáng váng, ngất xỉu, cơ thể suy nhược mệt, mỏi mệt.
…
Đây là những dấu hiệu cho thấy bạn có thể đang mang thai ngoài tử cung, sảy thai hoặc gặp những những nguyên nhân bất thường khác.
Dù đau bụng khi mang thai do nguyên nhân nào thì nó cũng gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và tâm lý mẹ bầu. Trong nhiều trường hợp, nó còn gây đe dọa đến thai nhi. Chỉ khi thăm khám ngay tại cơ sở y tế, mẹ bầu mới biết được nguyên nhân chính xác và được điều trị hiệu quả để bảo vệ cả hai mẹ con.