10 cách phân biệt dấu hiệu có kinh và có thai sớm nhất
Thẩm định nội dung
Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên
chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội
Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết
Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%
Hiện nay, có không ít chị em thường không phân biệt được các dấu hiệu của việc sắp có kinh nguyệt và các dấu hiệu của việc sắp có thai. Điều này dẫn đến sự nhầm lần trong việc nhận biết, nhất là với những trường hợp sắp có thai để có sự chuẩn bị tốt nhất về tâm lý cũng như sức khỏe. Cùng chúng tôi giải đáp cho bạn thắc mắc ở bài viết trên.
Như thế nào là có thai và có kinh?
Thực tế, hiện tượng mang thai và có kinh nguyệt là 2 phạm trù khác nhau. Nhưng lại có những triệu chứng khá giống nhau. Do đó, có rất nhiều chị em bị nhầm lẫn trong việc phân biệt. Vậy có kinh nguyệt và mang thai là như thế nào?
Có kinh nguyệt
Kinh nguyệt có vai trò cực kỳ quan tọng đối với sức khỏe sinh sản của nữ giới. Nó chỉ xuất hiện khi các bé gái đã bước qua độ tuổi dậy thì và kết thúc khi nữ giới bước vào độ tuổi mãn kinh.
Ở chị em khỏe mạnh, chu kỳ kinh sẽ xuất hiện mỗi tháng 1 lần và tùy vào từng người sẽ có sự khác nhau về chu kỳ. Có người chu kỳ 28 ngày, có người 30 ngày, 32 ngày. Thông thường, một chu kỳ ổn định sẽ không kéo dài quá 35 ngày. Số ngày hành kinh sẽ từ 3- 7 ngày, lượng máu kinh sẽ giao động từ 5-25ml.
Các bé gái mới bước vào độ tuổi dậy thì, do các cơ quan sinh sản vẫn chưa phát triển một cách toàn diện, cho nên chu kỳ kinh thường sẽ không ổn định, sẽ bị xáo trộn trong vòng 1 đến 2 năm. Sau đó sẽ ổn định và đều đặn hàng tháng.
Mang thai
Có thai là xảy ra sau khi nữ giới có hoạt động tình dục. Khi tinh trùng xâm nhập vào tử cung, gặp trứng và tạo thành hợp tử. Hợp tử này sẽ chứa 46 nhiễm sắc thể, những NST sẽ giúp xác định giới tính của thai, các đặc tính di truyền sau này.
Trứng khi đã thụ tinh được gọi là phôi dâu. Sau đó, phôi dâu sẽ di chuyển về tử cung và bắt đầu quá trình phân chia tế bào. Tạo thành phôi nang, liên kết với niêm mạc tử cung khoảng 9 – 10 ngày sau khi thụ thai. Lúc này phía bên trong tử cung đã hình thành lớp niêm mạc để sẵn sàng cho trứng bám vào và bắt đầu phát triển. Thời kỳ mang thai ở người phụ nữ thường kéo dài trong 40 tuần (9 tháng 10 ngày).
Cách phân biệt dấu hiệu sắp có kinh và dấu hiệu có thai
Thực tế việc phân việt các dấu hiệu của việc sắp có kinh và dấu hiệu có thai không hề khó. Vì chúng đều có những biểu hiện đặc trưng riêng biệt. Những dấu hiệu này đều do sự ảnh hưởng của việc thay đổi nội tiết tố trong cơ thể khi chị em sắp bước vào kì kinh nguyệt hay mang thai. Chỉ cần nắm được các triệu chứng điển hình của từng hiện tượng là chị em có thể dễ dàng quan sát và phân biệt được bản chất của 2 vấn đề này.
Dấu hiệu nữ giới sắp có kinh
Phần lớn nữ giới khi sắp đến ngày “đèn đỏ” sẽ xuất hiện một số dấu hiệu báo trước. Những dấu hiệu này thường được gọi là các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Tùy thuộc vào cơ địa của từng người mà các triệu chứng này sẽ biểu hiện ở những mức độ khác nhau, không ai giống ai.
Khi sắp đến chu kỳ kinh nguyệt, các hormone estrogen tăng lên cao sẽ khiến nhiều chị em sẽ cảm thấy đau râm ran vùng bụng dưới. Các cơn đau có thể diễn ra ở những mức độ khác nhau, có người chỉ đau râm ran nhưng có người lại bị đau dữ dội. Đây là hiện tượng giúp chị em
- Đau vùng bụng dưới:
dễ dàng nhận biết sắp có kinh.
- Khí hư ra nhiều:
Thông thường khi sắp đến ngày “đèn đỏ”, nhiều chị em sẽ nhận thấy ở khu vực vùng kín số lượng dịch tiết âm đạo ra nhiều hơn bình thường khiến, điều này khiến “cô bé” luôn bị ẩm ướt. Tuy nhiên sự tiết dịch này sẽ không có sự thay đổi về màu sắc hay mùi hôi. Các bạn có thể quan sát để biết được kì kinh của mình đã sắp đến hay chưa. Ngoài ra do vùng kín bị ẩm ướt nên các bạn cần chú ý giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ trong thời gian này để tránh những viêm nhiễm.
- Ngực căng tức:
Trước khi kỳ kinh xảy ra, có không ít chị em sẽ nhận thấy kích cỡ của ngực tăng lên kèm theo cảm giác cứng hơn và khi chạm, hiện tượng này thường khiến các chị em cảm thấy đau đớn, khó chịu.
- Hệ tiêu hóa có vấn đề:
Sắp đến ngày đèn đỏ, hầu hết chị em phụ nữ đều bị rối loạn về đường tiêu hóa. Có chị em thì bị táo bón nhưng cũng có nhiều người bị tiêu chảy. Bên cạnh hệ tiêu hóa gặp vấn đề, chị em còn gặp các triệu chứng khác như buồn nôn hoặc nôn khan.
- Táo bón, tiêu chảy:
Một số chị em trước và sau khi có kinh nguyệt thường gặp phải một số vấn đề về tiêu hóa như: táo bón, tiêu chảy, thèm ăn…
- Rối loạn cảm xúc:
Nhiều nữ giới khi sắp bước vào kì hành kinh thường bị rối loạn cảm xúc. Tâm lý trở nên nhạy cảm hơn, dễ cáu gắt, nổi nóng với những người xung quanh. Do đó, các bạn nên chú ý suy nghĩ lạc quan, vui vẻ, điều chỉnh cảm xúc và đảm bảo ổn định cho sức khỏe.
- Ham muốn tình dục tăng cao:
Khi nồng độ estrogen trong cơ thể phụ nữ tăng lên đột biến thì nhu cầu tình dục của chị em cũng sẽ tăng theo. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa cho rằng: Khi đến chu kỳ kinh nguyệt, chị em tuyệt đối không được quan hệ tình dục. Bởi nếu quan hệ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân có hại xâm nhập và gây bệnh. Bên cạnh đó còn dễ khiến chị em bị mắc các bệnh lí về viêm nhiễm phụ khoa.
Dấu hiệu nữ giới sắp có thai
Thường khi nữ giới có thai, sự thay đổi nội tiết tố cơ thể sẽ diễn ra hết sức mạnh mẽ và gây ra nhiều sự biến đổi. Khi sắp bước vào giai đoạn thai kì, các chị em sẽ được báo trước bằng một loạt các dấu hiệu cụ thể:
- Chậm kinh:
Khi quá trình thụ tinh xảy ra, lớp niêm mạc tử cung nữ giới sẽ không bong ra mà sẽ dày lên để đón trứng về làm tổ. Do đó, nữ giới khi sắp mang thai sẽ không thấy chu kì kinh nguyệt đến như thường lệ. Đây là dấu hiệu nhận biết có thai dễ dàng nhất mà chị em phụ nữ thường thấy.
- Đau, căng tức ngực:
đây là một trong những dấu hiệu có thai sớm và dễ bị nhầm lẫn với dấu hiệu sắp có kinh nguyệt. Tuy nhiên, với những nữ giới sắp mang thai thì sự thay đổi kích cỡ ngực cùng cảm giác căng tức sẽ diễn ra dễ chịu hơn so với hiện tượng căng tức ngực trước kỳ kinh. Ngoài ra, khi có thai thì phần đầu ngực của chị em sẽ chuyển sang màu thẫm hơn so với bình thường, các tĩnh mạch nổi hẳn lên và trở nên nhạy cảm hơn.
- Buồn nôn:
Hầu hết nữ giới khi bắt đầu có thai đều xuất hiện hiện tượng buồn nôn, nhất là vào các buổi sáng khi vừa ngủ dậy. Bạn có thể cảm thấy buồn nôn nhưng không nôn ra được gì (hay được gọi là nôn khan), đây cũng có thể được gọi là hiện tượng nghén.
- Cơ thể mệt mỏi, hay có hiện tượng đau đầu:
Đây chính là dấu hiệu mang thai đầu tiên mà rất nhiều mẹ bầu gặp phải, thế nhưng họ không chú ý tới. Bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn do lúc này cơ thể mới bắt đầu thích nghi với sự hoạt động của thai nhi. Ngoài ra, lúc này lượng hormone progesterone được tiết ra nhiều hơn khi mang thai cũng khiến cho thân nhiệt của mẹ tăng hơn bình thường. Do cơ thể hoạt động nhiều hơn tạo ra năng lượng cung cấp dưỡng chất cho thai nhi. Nhịp tim của mẹ lúc này cũng đập nhanh hơn so với bình thường để có thể cung cấp oxy cho buồng trứng. Việc thay đổi và hoạt động nhiều, thường xuyên hơn của các bộ phận này khiến cho cơ thể mẹ lúc này mệt mỏi hơn.
- Đi tiểu thường xuyên:
Đây là một dấu hiệu bình thường với những người sắp sửa làm mẹ vì khi mang thai, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều chất lỏng khiến cho thận phải làm hết công suất để bài tiết ra các chất thải nhiều hơn. Điều này dẫn tới cảm giác muồn đi vệ sinh thường xuyên ở “bà bầu”.
- Chất nhầy ở cổ tử cung:
khi mang thai tuần đầu, cổ tử cung của người phụ nữ sẽ xuất hiện chất nhầy có dạng đặc, đây được coi là sự thay đổi lớn nhất và dễ nhận thấy nhất khi có thai. Chất nhầy này sẽ làm bít chặt cổ tử cung lại, điều này sẽ ngăn cản các tác động xấu bên ngoài hay bên trong thông qua âm đạo, có thể xâm nhập vào bên trong buồng tử cung, gây hại cho thai kì.
- Nhạy cảm với cáo mùi:
Đây là dấu hiệu mang thai khá phổ biến, bạn có thể trở nên rất nhạy với các loại mùi. Nếu như trước đây bạn rất yêu thích mùi nước hoa của mình, nhưng giờ đây bạn có thể không ngửi được, thậm chí nó còn khiến bạn nôn ọe. Ngoài ra một số mùi như mùi tanh của cá, mùi thuốc lá, mùi khói xe,…cũng khiến bạn rất khó chịu
- Thay đổi thói quen ăn uống:
Bên cạnh những dấu hiệu mang thai dựa vào thay đổi của cơ thể, thì các mẹ cũng có thể cảm nhận sự thay đổi qua sở thích ăn uống. Bạn có thể thèm ăn những món trước kia mà bạn không thích, hoặc thèm ăn bất cứ món gì. Thậm chí có một số chị em gặp phải chứng “cuồng ăn” trong thời gian thai nghén
Lời khuyên của chuyên gia
Cũng theo các bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội cho biết thêm: thông thường các dấu hiệu sắp có kinh chỉ kéo dài 1 – 2 ngày rồi chấm dứt và lặp đi lặp lại theo từng chu kì. Tuy nhiên, với các dấu hiệu của việc mang thai thì chúng thường xuất hiện và kéo dài hàng tháng, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kì. Do đó, các chị em hoàn toàn có thể phân biệt được 2 hiện tượng này. Từ đó, có sự chuẩn bị phù hợp để giúp bản thân đảm bảo được sức khỏe một cách tốt nhất. Trong trường hợp các bạn vẫn lo lắng về vấn đề này, thì có thể sử dụng que thử thai để nhận biết được bản thân có phải đã mang thai hay không.
Mong rằng với những chia sẻ trên đây, các chị em đặc biệt là những bạn gái trẻ đã có thể dễ dàng phân biệt được dấu hiệu có kinh nguyệt và có thai. Nếu còn bất cứ băn khoăn gì về vấn đề này, các bạn có thể liên hệ đến Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội theo đường dây nóng 02437 152. 152 – 0969 668 152 để được các bác sĩ chuyên khoa giải đáp và tư vấn cụ thể hơn.
Địa chỉ: Số 152 Xã Đàn, quận Đống Đa, Hà Nội