Lịch khám thai định kỳ chuẩn nhất cho mẹ bầu 2020

Thẩm định nội dung

Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên

chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội

Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết

Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%

Mang thai và làm mẹ là một thiên chức thiêng liêng của người phụ nữ, trong suốt thai kỳ ngoài bồi bổ sức khỏe để cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi, chị em cũng nên chú ý lịch khám thai định kỳ. Việc này giúp mẹ bầu tránh những bất trắc đáng tiếc xảy ra, ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và em bé trong bụng.

Chị Hoàng Bảo Ch (26 tuổi, Ba Đình)  chia sẻ: “hiện tại em mang thai được 4 tuần, hôm thử 2 vạch cái là em đi khám luôn, bác sĩ cũng em đã có thai và kích thước thai tương đương khoảng 5 tuần, hẹn em sau 1 tuần khám lại. Em cũng muốn chăm sóc tốt nhất cho thai kỳ của mình nên muốn tìm hiểu những mốc khám thai quan trọng. Xin hỏi bác sĩ, khám thai định kỳ vào những tuần nào? Em mang thai lần đầu nên cũng rất băn khoăn, chưa có kiến thức về vấn đề này.

Nói về vấn đề này, các bác sĩ chuyên khoa sản phụ khoa tại Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội cho biết, khám thai là việc làm cần thiết chị em cần thực hiện để có thể theo dõi thai kỳ và kịp thời tầm soát những nguy hiểm có thể xảy ra.

Tại sao nên đi khám thai định kỳ?

Lịch khám thai định kỳ sẽ giúp các mẹ bầu theo sát được quá trình phát triển và những thay đổi của thai nhi khi còn trong bụng mẹ. Bên cạnh đó, việc khám thai định kỳ còn giúp cho các bà bầu phát hiện được những vấn đề liên quan đến dị tật thai nhi, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời trong từng trường hợp.

Lịch khám thai định kỳ
Lịch khám thai định kỳ

Các mốc thời gian lịch khám thai định kỳ chuẩn nhất cho mẹ bầu

Việc đi khám thai định kỳ theo mốc thời gian cụ thể sẽ giúp mẹ bầu kiểm tra được thai nhi có phát triển tốt không? có bị ảnh hưởng như dị tật,..

Lịch khám thai buổi đầu tiên (Tuần 3 – 4):

Lần khám thai đầu tiên, để chắc chắn rằng bạn đã mang trong mình một sinh linh bé nhỏ. Bên cạnh đó, khám thai buổi đầu tiên còn giúp phát hiện tình trạng sức khỏe của mẹ bầu có ổn định hay không? Cũng như nhận được các lời khuyên, tư vấn từ bác sĩ để từ đó biết được cách chăm sóc thai nhi trong những tháng đầu thai kỳ như thế nào?

Lần khám thứ 2 – lắng nghe tim thai (Tuần 6 – 7):

Sau buổi khám đầu tiên, bác sĩ sẽ cho thai phụ lịch hẹn đến tái khám khoảng tuần thứ 6 – 7 của thai kỳ. Mẹ bầu cần khám thai lần hai để được siêu âm xác định tim thai, kích thước của túi ối, chiều dài phôi thai để biết thai có phát triển tương xứng với tuổi hay không.

Ở lần kiểm tra này bác sĩ xem áp dụng kỹ thuật lâm sàng bao gồm:

  • Kiểm tra cân nặng của thai.
  • Đo huyết áp.

Nhằm theo dõi xem tình trạng thai nghén có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của người mẹ không. Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn và điều chỉnh những loại thuốc phù hợp với mẹ.

Lần khám thai thứ 3 – Xét nghiệm về tổng thể cho mẹ bầu và thai nhi (Tuần 12 – 13)

Tại buổi khám thai này, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu thực hiện các xát nghiệm để đo độ mờ da gáy của bé. Nhằm giúp phát hiện dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Hay làm các xét nghiệm về sự phát triển, hình thành của thai nhi. Trường hợp phát hiện những biểu hiện bất thường, mẹ bầu sẽ được hẹn lịch tái khám để xét nghiệm sàng lọc dị tật.

Lần khám thai thứ 4 – Xét nghiệm sàng lọc (Tuần 14 – 17):

Lần khám thai thứ 4 sẽ làm xét nghiệm sàng lọc Triple test. Xét nghiệm này nhằm phát hiện nguy cơ trẻ bị Down hay dị dạng nhiễm sắc thể của thai nhi.

Lần khám thai thứ 5 (Tuần 20 – 22):

Đây cũng là một trong những cột mốc quan trọng để bác sĩ phát hiện những bất thường về hình dáng ở bé như: sứt môi, dị dạng. Đặc biệt, ở thời điểm nếu tim và hệ xương có bất thời sẽ được can thiệp để xử lý kịp thời. Chính vì vậy, thai phụ nên siêu âm 3D hoặc 4D để có thể theo dõi được sự phát triển của bé một cách rõ ràng. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần làm các xét nghiệm như sau: xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra HIV, viêm gan B, nhóm máu, yếu tố Rh, lượng đạm trong nước tiểu…. để xác định nguy cơ dị tật của thai nhi.

Lần khám thai thức 6 (Tuần 26 – 28):

Bên cạnh việc thăm khám như những lần trước thì đây là thời điểm để bạn tiêm phòng uốn ván mũi đầu tiên hoặc là mũi nhắc lại nếu sinh lần hai.

Do đó, nếu chị em chưa tiêm phòng bệnh uốn ván thì cần phải tiêm 2 mũi. Mỗi mũi cách nhau ít nhất từ 1 đến 2 tháng. Và mũi thứ 2 cần tiêm trước ngày sinh ít nhất 15 ngày.

Theo đó, nếu bạn chưa được tiêm phòng uốn ván thì phải tiêm 2 mũi. Mũi 1 cách mũi 2 ít nhất 1 tháng và mũi 2 phải được tiêm trước sinh ít nhất 15 ngày. Theo các bác sĩ chuyên khoa, chị em nên tiêm mũi đầu vào tháng thứ 5 hoặc 6. Còn mũi thứ hai sau đó 1 tháng, như vậy sẽ có tác dụng tốt nhất. Trường hợp thai phụ đã tiêm đủ 2 mũi uốn ván trước đó chưa đến 5 năm thì không cần phải tiêm nữa.

Lần khám thai thứ 7 (Tuần 31 – 32):

Ở tuần 31 đến 32, mẹ bầu sẽ khám, theo dõi và làm siêu âm thai. Tuần thai thứ 32, bạn cần được siêu âm 4D để xác định lần cuối về dị tật thai nhi. Theo dõi doppler động mạch rốn, động mạch não, động mạch tử cung. Ngoài ra, thai phụ cần được khám tổng quát, xem xét vị trí ngôi thai để đánh giá, tiên lượng độ phát triển của thai và xác định trường hợp sinh khó hay dễ. Ngoài ra, xét nghiệm các chỉ số để thai phụ chuẩn bị và lựa chọn bệnh viện để sinh. Đây cũng là thời điểm để bạn tiêm mũi uốn ván lần 2.

Lần khám thai thứ 8 (Tuần 35 – 36):

Bước vào tuần thứ 35 và 36, thai phụ cần được siêu âm và kiểm tra cân nặng của bé, nước ối, dây rốn…Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ thông báo cân nặng dự đoán của bé lúc chào đời.  Mẹ bầu cũng có thể phải làm Non-stress test để kiểm tra sức khỏe của bé. Cũng như nhằm kiểm tra bé có được nhận đủ oxy hay không bằng cách dùng máy Mornitor sản khoa ghi nhận sự thay đổi của tim thai tương ứng với chuyển động thai.

Từ giai đoạn này, mẹ bầu sẽ phải kiểm tra thai kỳ mỗi tuần hoặc bất cứ khi nào cảm thấy đau bụng, ra máu để theo dõi tim thai, cử động thai nhi và xem tình trạng độ mở cổ tử cung. Thời gian cận kề ngày sinh, thai phụ cần giữ tinh thần thoải mái, suy nghĩ lạc quan và vui vẻ. Ngoài ra, cần có chế độ nghỉ ngơi tốt và sẵn sàng chào đón con yêu ra đời.

Địa chỉ khám thai uy tín tại Hà Nội

Tại Hà Nội, thai phụ có thể đến Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội. Đây là cơ sở y tế hàng đầu tại Thủ đô trong lĩnh vực thăm khám thai, kế hoạch hóa gia đình và điều trị các bệnh lý liên quan đến bệnh xã hội, nam khoa, phụ khoa.

Phòng khám nhận được sự đầu tư mạnh mẽ của Tập đoàn Y tế Quốc tế St St. Stamford – Singapore. Bởi thế, mọi trang thiết bị y tế tại đây như máy siêu âm 4D, siêu âm Doppler màu, máy xét nghiệm huyết học tự động 24 thông số…đều được nhập khẩu từ nước ngoài. Nhờ vậy, mà quá trình thăm khám sẽ đạt được nhiều hiệu quả hơn, đặc biệt là trong việc phát hiện và ngăn chặn kịp thời những nguy hiểm tiềm ẩn tới sức khỏe của cả mẹ và bé.

Ngoài ra, Phòng khám còn là nơi tụ hội của đội ngũ bác sĩ chuyên khoa hàng đầu, với nhiều năm kinh nghiệm công tác tại các bệnh viện lớn như Phụ sản Hà Nội, Phụ sản Trung Ương hay Bệnh viện Thanh Nhàn. Và với việc bảo mật thông tin an toàn, chi phí niêm yết công khai, minh bạch…sẽ giúp các thai phụ cảm thấy tự tin, thoải mái hơn.

Trên đây là lịch khám thai định kỳ trong suốt quá trình mang thai theo khuyến cáo của Bộ Y Tế. Mẹ bầu cầu nắm rõ lịch theo từng lần cụ thể để sắp xếp thời gian tới bệnh viện kiểm tra tình trạng sức khỏe của hai mẹ con nhé!

Nếu có gì thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi ngay để được hỗ trợ tốt nhất!!

Bình chọn post
  • cam kết 100%Bảo mật thông tin
  • Tư vấn trực tuyếnVới bác sĩ chuyên khoa
  • nhận ưu đãi chỉ khi đặt hẹn trước
  • Chi Phí hợp lýKhông phụ phí, phí ẩn

Đặt hẹn trước - khỏi lo chờ đợi!

Phòng khám làm việc Liên tục từ 08:00 - 20:30
(tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ