2 Tháng không có kinh nguyệt phải làm sao? [Lời khuyên từ chuyên gia]
Thẩm định nội dung
Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên
chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội
Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết
Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%
Không có kinh nguyệt 2 tháng khiến không ít chị em hoang mang lo lắng. Vậy không có kinh nguyệt 2 tháng có sao không? 2 tháng không có kinh nguyệt phải làm sao? Nguyên nhân là do đâu? … Những thắc mắc này sẽ được bác sĩ Phu-khoa giải đáp trong bài viết dưới đây. Cùng tìm hiểu nhé!
Nguyên nhân 2 tháng không có kinh nguyệt
Kinh nguyệt không đều, chậm kinh là hiện tượng thường gặp ở chị em. Tuy nhiên chậm kinh 2 tháng là khoảng thời gian không phải là ngắn. Điều này khiến chị em vô cùng lo lắng. Đặc biệt là những cặp vợ chồng mong muốn có con. Hay phụ nữ có quan hệ không an toàn sợ vỡ kế hoạch mang thai ngoài ý muốn. Theo bác sĩ chuyên gia. 2 tháng không có kinh nguyệt có thể do nhiều nguyên nhân. Cụ thể như là:
Chậm kinh 2 tháng – Tuổi dậy thì
Ở tuổi dậy thì, nội tiết tố chưa phát triển ổn định nên bạn gái thường bị rối loạn kinh nguyệt. Việc không có kinh nguyệt 2 tháng trong giai đoạn này cũng rất bình thường.
Nguyên nhân dẫn đến 2 tháng không có kinh nguyệt ở tuổi dậy thì bao gồm:
- Tập thể dục quá sức
Tập thể dục quá sức, chơi thể thao với cường độ mạnh thường xuyên. Là một nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì. Với nhiều vận động viên nữ trẻ tuổi, còn bị mất kinh trong thời gian dài do việc tập luyện quá khắc nghiệt. Thông thường khi cân bằng lại chế độ tập luyện và nghỉ ngơi, kinh nguyệt sẽ trở lại như bình thường.
- Căng thẳng
Trong giai đoạn dậy thì, tâm sinh lý thay đổi, bạn gái cũng trở nên nhạy cảm hơn. Đây là giai đoạn bạn dễ nhạy cảm và căng thẳng với nhiều vấn đề. Từ chuyện học hành, gia đình, bạn bè và những tình cảm tuổi học trò.
- Gặp vấn đề về ăn uống
Để hệ nội tiết tố phát triển và hoàn thiện, bạn gái cần có một chế độ ăn uống đầy đủ. Tuy nhiên không ít cô bé gặp các vấn đề về ăn uống vì muốn giảm cân. Kiêng khem quá đà không chỉ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt mà còn đến sức khỏe thể chất và trí tuệ trong giai đoạn này.
- Tăng/giảm cân quá mức và đột ngột
Tuổi dậy thì là giai đoạn bạn gái đã biết làm dáng, làm điệu, luôn muốn đẹp nhất trong mắt mọi người. Nhiều bạn gái vì muốn có một thân hình mảnh mai mà giảm cân cấp tốc, kiêng khem thậm chí nhịn ăn. Việc này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và gây ra các vấn đề rối loạn kinh nguyệt.
2 tháng không có kinh nguyệt – Do vận động quá sức
Phụ nữ trưởng thành khi vận động quá sức liên tục cũng dẫn đến chậm kinh. Những người tập thể dục với cường độ cao trong thời gian dài. Những người phải làm việc chân tay nặng nhọc. Và cả các vận động viên chuyên nghiệp là đối tượng dễ bị chậm kinh.
Khi bị quá sức, cơ thể sẽ không đủ các chất cần thiết để sản xuất hormone estrogen. Lượng hormone nội tiết suy giảm sẽ gây rối loạn kinh nguyệt trong đó phổ biến là chậm kinh. Khi được nghỉ ngơi hợp lý, cơ thể phục hồi sức lực, kỳ kinh sẽ quay lại bình thường.
Tâm trạng không ổn định – Nguyên nhân kinh nguyệt chậm 2 tháng
Yếu tố tâm lý cũng là một nguyên nhân gây ra không có kinh 2 tháng. Khi bị căng thẳng, áp lực, cơ thể sẽ sản sinh ra hormone cortisol và adrenaline. 2 loại hormone nào gây ức chế sản sinh estrogen, vì vậy làm chậm chu kỳ kinh. Để khắc phục tình trạng này, phụ nữ cần có biện pháp thư giãn tinh thần và giải tỏa căng thẳng. Tránh để bị stress trong một thời gian dài.
Tác dụng phụ của thuốc
Gần 2 tháng chưa có kinh nguyệt có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc bao gồm:
- Thuốc tránh thai
- Thuốc chống trầm cảm
- Corticosteroids
- Thuốc hoá trị liệu ung thư…
2 tháng không có kinh nguyệt do các bệnh phụ khoa
Ngoài những nguyên nhân sinh lý. Thì chậm kinh 2 tháng cũng là một dấu hiệu báo hiệu các vấn đề sức khỏe ở chị em như:
- Hội chứng buồng trứng đa nang: Bệnh này dẫn tới mất cân bằng nội tiết tố, làm ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng hoặc không diễn ra rụng trứng. Vì vậy mà chị em có thể không có kinh 2 tháng hoặc lâu hơn.
- Viêm vòi trứng, tắc ống dẫn trứng: Ảnh hưởng đến hoạt động rụng trứng, trứng không rụng. Thì chị em cũng không xuất hiện kinh nguyệt.
- U xơ tử cung: Đây cũng là bệnh lý gây triệu chứng kinh nguyệt thất thường, chậm kinh.
Ngoài biểu hiện chậm kinh 2 tháng. Thì các bệnh lý trên còn kèm theo triệu chứng khác. Trong đó có thể kể đến như: Chảy dịch âm đạo bât thường, ngứa ngáy vùng kín, đau rát khi quan hệ. Nếu nhận thấy các dấu hiệu này bạn nên đi khám sớm.
Trễ kinh 2 tháng cảnh báo bệnh xã hội
Bệnh xã hội là những bệnh lây chủ yếu qua con đường tình dục không an toàn. Nguyên nhân do sự xuất hiện của vi khuẩn, virus, mầm bệnh. Bệnh xã hội nếu không được điều trị, rất có thể sẽ gây ra những tổn thương không hề nhỏ đến cơ quan sinh dục.
Cụ thể viêm nhiễn lan vào trong tử cung, buồng trứng, gây ra các bệnh ở tử cung và buồng trứng. Một số bệnh xã hội thường gặp ở nữ giới như: Sùi mào gà, bệnh lậu, giang mai, …
Không có kinh 2 tháng có thể do vấn đề ở tuyến giáp
Tuyến giáp là tuyến chịu trách nhiệm kiểm soát các hormone, trong đó có hormone nội tiết. Vì vậy khi tuyến giáp bất thường hoạt động sản xuất hormone nội tiết của cơ thể cũng gặp vấn đề. Đây chính là nguyên nhân gây ra các vấn đề rối loạn kinh nguyệt, chậm kinh, rong kinh, …
Chậm kinh do mang thai
Nhiều chị em lo lắng không biết chậm kinh 2 tháng có phải mang thai không. Đúng là chậm kinh là một dấu hiệu của mang thai. Tuy nhiên rất khó để đưa ra câu trả lời không có kinh nguyệt 2 tháng có phải mang thai hay không.
Để biết chính xác, chị em có thể sử dụng que thử. Ngoài ra chị em có thể sớm phát hiện mình có thai qua một vài triệu chứng sau đây.
- Người mệt mỏi, chóng mặt
- Đi tiểu nhiều lần
- Ngực căng tức
- Ốm nghén, buồn nôn, nôn khan
- Nhạy cảm với mùi thức ăn.
Nếu que thử thai cho kết quả không rõ ràng. Bạn hãy đi siêu âm để xác định chính xác nhất việc mình có thai hay không và cũng biết sự phát triển của thai nhi.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ chậm kinh
Ngoài những nguyên nhân trên. Thì chậm kinh 2 tháng có thể do một số yếu tố sau:
- Nữ giới và là vận động viên, diễn viên múa
- Thành viên trong gia đình như mẹ, chị, em gái thường xuyên bị chậm kinh, mất kinh, 2-3 tháng mới có kinh một lần.
- Chế độ ăn uống thiếu chất, ăn quá nhiều hoặc quá ít
- Tập luyện thể thao không đúng cách, tập quá sức, tập quá nhiều.
2 tháng chưa có kinh nguyệt có sao không?
Khi không có kinh nguyệt 2 tháng, nhiều chị em e ngại không biết liệu mình có vấn đề gì về sức khỏe không. Vì đó cũng là một dấu hiệu cảnh báo các vấn đề bệnh lý nguy hiểm đối với phụ nữ.
Các chuyên gia cho biết, không có kinh 2 tháng có thể gây ra những vấn đề như:
Ảnh hưởng đến sức khỏe
Khi bị trễ kinh 2 tháng, chị em có thể gặp phải các triệu chứng như:
- Rụng tóc
- Đau đầu
- Mọc mụn trứng cá
- Khí hư tiết nhiều hơn
- Tiết chất dịch màu đục ở núm vú
- Đau vùng xương chậu
Tùy từng trường hợp mà chị em sẽ gặp một hoặc nhiều triệu chứng trên.
Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
Nguyên nhân gây 2 tháng không có kinh nguyệt bao gồm rối loạn nội tiết tố. Các bệnh lý phụ khoa như suy buồng trứng, … Những bệnh lý này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của nữ giới. Nếu không điều trị kịp thời còn có thể dẫn đến vô sinh.
Nguy cơ ung thư
Các bệnh phụ khoa là nguyên nhân gây không có kinh nguyệt 2 tháng có thể phát triển thành ung thư. Nếu không được điều trị kịp thời.
Do đó, chị em nên đi khám phụ khoa sớm nếu bị chậm kinh hoặc có biểu hiện bất thường nghi ngờ bệnh phụ khoa gây ra.
Ảnh hưởng đến tâm lý nữ giới
Khi 2 tháng không có kinh nguyệt, chắc chắn chị em sẽ bất an không biết nguyên nhân là gì. Điều này ảnh hưởng đến tâm lý chị em, vô hình chung làm cho tình trạng chậm kinh càng nghiêm trọng hơn.
2 tháng không có kinh nguyệt phải làm sao?
Khi bị rối loạn kinh nguyệt như: Chu kỳ kinh quá ngắn, quá dài; rong kinh kéo dài, kinh nguyệt không đều; chậm kinh 2 tháng; thậm chí vô kinh, … tốt nhất chị em nên đi khám phụ khoa. Tại đây, bác sĩ có chuyên môn sẽ thăm khám và xác định nguyên nhân cũng như đưa ra phương án điều trị thích hợp.
Nếu nguyên nhân do thói quen sinh hoạt hoặc thuốc tránh thai thì xử lý như sau:
Thay đổi thuốc tránh thai
Tác dụng phụ của thuốc tránh thai là một nguyên nhân phổ biến gây rối loạn kinh nguyệt. Vì vậy nếu xác định đây là nguyên nhân khiến 2 tháng không có kinh nguyệt. Bác sĩ sẽ chỉ định bạn chuyển sang một loại thuốc khác hoặc một biện pháp tránh thai khác.
Lưu ý: Trước khi sử dụng loại thuốc hay phương thuốc tránh thai nào. Bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Thay đổi lối sống
Rối loạn kinh nguyệt cũng thường đến từ các những thói quen sinh hoạt không đúng. Để cải thiện tình trạng này, bạn nên có một lối sống lành mạnh, khoa học. Một số yếu tố chị em cần quan tâm như: Duy trì cân nặng hợp lý, tránh tăng/ giảm cân đột ngột, tập luyện hợp lý, tránh vận động quá sức.
Một số phương pháp điều trị tình trạng 2 tháng không có kinh nguyệt là:
- Liệu pháp hormon
Nếu không có kinh nguyệt 2 tháng do mất cân bằng hormone thì sẽ được điều trị bằng liệu pháp hormone. Đây là biện pháp bổ sung thêm các loại hormone để cân bằng nội tiết. Phương pháp này sẽ giúp điều hòa kinh nguyệt và tăng khả năng thụ thai trong những trường hợp khó thụ thai.
- Điều trị y khoa
Nếu 2 tháng không có kinh nguyệt do các bệnh lý phụ khoa gây ra. Thì có thể bác sĩ sẽ áp dụng một số biện pháp như: Điều trị bằng thuốc kháng sinh, thuốc đặt phụ khoa. Hoặc điều trị ngoại khoa sử dụng sóng hồng ngoại, sóng ngắn.
Những lưu ý khi 2 tháng không có kinh nguyệt
Để ngăn ngừa và hạn chế rối loạn kinh nguyệt. Cụ thể là tình trạng 2-3 tháng không có kinh nguyệt. Và những ảnh hưởng do tình trạng này gây ra, chị em nên lưu ý một số điều sau:
- Giữ vệ sinh vùng kín: Vệ sinh vùng kín hàng ngày bằng nước sạch, sử dụng dung dịch vệ sinh có độ PH thích hợp. Vệ sinh trước và sau khi quan hệ để tránh bị viêm nhiễm đường sinh dục.
- Có chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn uống đủ chất, đa dạng các loại thực phẩm lành mạnh như rau xanh, trái cây. Hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều chất béo, không uống chất kích thích rượu bia…
- Tập thể dục thường xuyên, tuy nhiên nên tập luyện vừa sức và tăng dần mức độ. Không nên tập luyện quá sức đột ngột.
- Duy trì cân nặng hợp lý, không tăng / giảm cân quá đột ngột
- Quan hệ tình dục an toàn. Thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh lây nhiễm qua đường tình dục..
Trên đây là những thông tin về hiện tượng 2 tháng không có kinh nguyệt. Tình trạng này gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Trong đó có cả nguyên nhân sinh lý không gây hại. Nhưng cũng có thể do các vấn đề nguy hiểm đến sức khỏe gây ra. Vì vậy nếu gặp phải tình trạng này, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị.