9 cây thuốc trị ho hiệu quả trong Y học cổ truyền

Thẩm định nội dung

Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên

chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội

Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết

Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%

Ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm đẩy các tác nhân kích thích như dị vật, vi khuẩn, virus, đờm,… ra khỏi đường hô hấp. Thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc tây y, nhiều người hiện nay lựa chọn cây thuốc trị ho như một giải pháp hỗ trợ điều trị an toàn, lành tính và tiết kiệm chi phí. Nhưng dùng cây thuốc trị ho có thực sự hiểu quả không? Hiện có những cây thuốc trị ho nào đang được áp dụng? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.

Dùng cây thuốc trị ho có hiệu quả không?

Theo quan niệm của Đông y, ho là biểu hiện của sự mất cân bằng bên trong tạng phủ, đặc biệt là Phế (Phổi), Thận và Tỳ (các cơ quan thuộc hệ tiêu hoá). Các dạng ho phổ biến gồm: ho do phòng hàn, phong nhiệt, đàm thấp, ho lâu ngày do âm hư,…

Xu hướng sử dụng câu thuốc nam trị ho ngày càng phổ biến nhờ đặc tính an toàn, lành tính, hiệu quả lâu dài và ít tác dụng phụ. Theo Y học cổ truyền, cây thuốc nam thường có vị ngọt, tính bình hoặc ôn, giúp bổ phế, hoá đàm, chỉ khái và hỗ trợ tiêu viêm hiệu quả. Khi sử dụng đúng cách, các dược liệu sẽ giúp điều hoà cơ thể, cân bằng âm dương, nâng cao chính khí, giúp hỗ trợ điều trị ho đờm, ho khan từ gốc và hạn chế nguy cơ tái phát.

Một ưu điểm nổi bật khác phải kể đến của cây thuốc nam trị ho là tính tiện lợi, dễ tìm, tiết kiệm chi phí. Các dược liệu có thể chế biến đa dạng, từ sắc uống, tán bột, nấu thành siro đến hấp cách thuỷ. Đặc biệt, cây thuốc nam trị ho rất an toàn và lành tính, phù hợp với những đối tượng nhay cảm như trẻ em, người cao tuổi, người mắc bệnh nền và phụ nữ mang thai.

Mặc dù mang lại hiệu quả tích cực trong điều trị chứng ho khan, ho đờm,… nhưng cây thuốc nam không thể thay thế các phác đồ điều trị chuyên khoa, đặc biệt nếu ho kéo dài, ho do mắc bệnh lao phổi, hen phế quản hay các bệnh nền khác. Ngoài ra, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh cần dùng cây thuốc trị ho đúng hướng dẫn của thầy thuốc về liều lượng và thời gian áp dụng. Không được tự ý dùng cây thuốc không phù hợp vì tiềm ẩn nguy cơ khiến bệnh chuyển biến  nặng và nghiêm trọng hơn.

Gợi ý 9 cây thuốc trị ho được áp dụng trong Y học cổ truyền

1. Húng chanh

Húng chanh là dược liệu quen thuộc trong các bài thuốc trị ho với công dụng nổi bật là long đờm, tiêu viêm và làm dịu cơn ho. Húng chanh trị ho khan, ho có đờm dùng được cho cả trẻ nhỏ và người lớn nên bạn có thể áp dụng tại nhà.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá húng chanh tươi và 2 quả quất xanh, đem rửa sạch dưới vòi nước chảy để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất.
  • Xay nhuyễn cả hai cùng 1 ít đường phèn
  • Hấp cách thuỷ khoảng 20 phút rồi chắt lấy nước uống.
  • Sử dụng 2 -3 lần/ngày, liên tục 3  – 5 ngày để thấy được sự cải thiện tích cực.

2. Gừng tươi

Gừng không chỉ là một gia vị quen thuộc trong gian bếp mà còn là một trong những dược liệu trị ho quen thuộc. Gừng theo Đông y có vị cay, tính ấm, giúp tán hàn, ôn trung, giảm ho do cảm lạnh, cảm cúm, ho có đờm và làm ấm có thể hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một củ gừng tươi, đem rửa sạch, giã nhuyễn rồi nấu với 500ml nước trong 30 phút.
  • Lọc lấy nước, thêm chút mật ong để gia tăng hương vị và uống 2 lần/ngày vào sáng và tối.

Lưu ý: Không dùng gừng trong trường hợp sốt cao, say nắng hoặc ho khan do nhiệt.

3. Lá hẹ

Lá hẹ theo Đông y có vị cay, hơi chua, tính ôn, có công dụng tán độc, tiêu đờm, trị ho và kháng viêm rất tốt. Trong dân gian, lá hẹ thường được dùng làm nguyên liệu chữa ho do cảm lạnh, ho có đờm, ho lâu ngày không dứt, đặc biệt hiệu quả với trẻ em và người có thể trạng yếu.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một nắm lá hẹ, đem rửa sạch, cắt khúc cho vào chén nhỏ và thêm một chút mật ong (thay bằng đường phèn nếu dùng có trẻ nhỏ).
  • Hấp cách thuỷ đến khi chín nhừ.
  • Sử dụng 3 – 4 lần/ngày, mỗi lần 2 – 3 muỗng cà phê, đều đặn liên tục 1 tuần.

Lưu ý: Không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi.

4. Hoa đu đủ đực

Nhắc đến cây thuốc nam trị ho, không thể bỏ qua hoa đu đủ đực. Loại hoa này có vị đáng nhẹ, giúp thanh nhiệt, tiêu viêm và giảm ho hiệu quả nên thường dùng để trị chứng do dai dẳng, ho kéo dài do viêm họng hoặc phế quản.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một ít hoa đu đủ đực, một chùm hoa khế và vài lá tía tô. Rửa sạch tất cả nguyên liệu trên.
  • Cho tất cả nguyên liệu vào chén cùng một chút đường phèn, đem hấp cách thuỷ 20 phút.
  • Chắt lấy nước uống mỗi ngày. Người lớn dùng 1 – 2 muỗng cà phê/lần, trẻ em dùng ½ muỗng cà phê, ngày 2 lần.

Lưu ý: Chọn đúng hoa đu đủ đực, không dùng hoa đu đủ cái để trị ho.

5. Lá tía tô

Lá tía tô là dược liệu quý trong Đông y giúp giải biểu, tán phong hàn, trị ho có đờm, ho khan, cảm lạnh và đau họng. Để tăng hiệu quả trị ho, đặc biệt là các trường hợp ho do cảm lạnh, các bác sĩ sẽ dùng kết hợp lá tía tô với một số dược liệu trị ho khác như lá hẹ, lá xương sông, gừng tươi,…

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá tía tô, 1 nắm lá hẹ, vài lá xương sông và 3 lát gừng tươi.
  • Đem rửa sạch tất cả nguyên liệu trên rồi sắc lấy nước uống
  • Uống 2 -3 lần/ngày, duy trì 5 – 7 ngày để thấy hiệu quả cải thiện rõ rệt. Ngoài ra, bạn có thể ăn kèm lá tía tố với một ít cháo để hỗ trợ giải cảm.

6. Rau diếp cá

Ngoài công dụng thanh nhiêt, giải độc, làm mát cơ thể, diếp cá còn là cây thuốc trị ho rất hiệu nghiệm nhờ đặc tính kháng khuẩn và chống viêm mạnh mẽ. Diếp cá thường được dùng để trị ho có đờm, ho do viêm họng, viêm phế quản,… ở trẻ em và người già bị ho tái phát.

Cách thực hiện:

  • Lấy một nắm lá diếp cá tươi đem rửa sạch, giã nhuyễn
  • Đun với nước vo gạo khoảng 20 phút rồi để nguội.
  • Lọc lấy nước cốt để uống 2 – 3 lần/ngày, duy trì đều đặn từ 5 – 7 ngày.

7. Lá xương sông

Nằm ngay đầu danh sách những cây thuốc trị ho tốt nhất, lá xương sông được biết đến với công dụng tiêu đờm, trị ho, kháng khuẩn và làm dịu cổ họng bị viêm hiệu quả. Ngoài ra, lá xương sông còn giúp giảm đau, giảm đầy bụng và hỗ trợ tiêu hoá hiệu quả.

Lá xương sông chữa ho cho trẻ sơ sinh hiệu quả đến bất ngờ

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 2 – 3 lá xương sông, đem rửa sạch và thái nhỏ.
  • Cho lá xương sông vào chén cùng 5 thìa cà phê mật ong, hấp cách thuỷ 20 phút.
  • Chắt lấy nước cốt uống 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối. Áp dụng đều đặn 5 ngày và theo dõi hiệu quả điều trị.

8. Rau cải cúc

Theo y học cổ truyền, rau cải cúc (tên khác là tần ô) có vị ngọt, đắng nhẹ, hơi the và tính mát đặc trưng. Với công dụng tiêu thực, thanh đờm, yên khí, lợi trường vị, giảm có thắt phế quản, rau cải cúc thường dùng để trị ho do cảm cúm, ho do viêm phế quản,…

Cách thực hiện:

  • Đối với trẻ em: Rửa sạch, cắt nhỏ cải cúc rồi trộn với mật ong, hấp cách thuỷ rồi chắt lấy nước cốt uống 2 – 3 lần/ngày.
  • Đối với người lớn: Nấu canh rau cải cúc ăn mỗi ngày hoặc dùng cải cúc hấp mật ong như trẻ em.

Lưu ý: Người bị lạnh bụng, tiêu chảy không nên ăn cải cúc sống.

9. Lá khế

Với vị chua, tính bình cùng khả năng thanh nhiệt, tiêu đờm, lá khế được biết đến là một trong những cây thuốc nam trị ho hiệu quả, được áp dụng phổ biến trong dân gian. Bài thuốc trị ho từ lá khế không chỉ an toàn, lành tính mà còn mang lại hiệu quả tích cưc trong điều trị chứng kiết lị và hỗ trợ tăng cường chức năng thận.

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 nắm lá khế tươi, đem rửa sạch, để ráo nước.
  • Giã nát hoặc xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt.
  • Thêm vào chút muối hoặc đường mía để giảm độ chua và tăng hương vị.Uống nước lá khế mỗi ngày, liên tục trong vài ngày đến 1 tuần để giảm ho.

Một số lưu ý khi sử dụng cây thuốc trị ho

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất cứ cây thuốc trị ho nào. Điều này giúp đảm bảo an toàn, hạn chế nguy cơ dị ứng, ngộ độc thuốc.
  • Dùng đúng liều lượng và thời gian quy định, không sử dụng quá liều vì dược liệu tự nhiên vẫn có thể gây tác dụng phụ.
  • Không dùng cây thuốc trị ho thay thế thuốc điều trị chính trong các trường hợp ho do bệnh lý nghiêm trọng như viêm phổi, hen suyễn, lao phổi…
  • Trẻ nhỏ, người cao tuổi, người có bệnh lý nền hoặc phụ nữ mang thai cần thận trọng khi dùng thuốc, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ bác sĩ Đông y hoặc bác sĩ chuyên khoa.
  • Lựa chọn nguồn nguyên liệu sạch, không sâu mọt, không chứa hoá chất. Sơ chế cẩn thận, sạch sẽ trước khi áp dụng để tránh ngộ độc.
  • Theo dõi phản ứng cơ thể trong quá trình dùng cây thuốc trị ho. Nếu có biểu hiện nổi mẩn đỏ ngứa, dị ứng, đau bụng, đau đầu, tiêu chảy, …. cần ngưng dùng ngay và đến cơ sở kiếm tra.
  • Kết hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để tăng hiệu quả điều trị ho.

Dùng cây thuốc trị ho đúng cách không chỉ giúp giảm nhanh triệu chứng ho khan, ho có đờm, đau rát họng mà còn giúp tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa nguy cơ tái phát bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh thăm khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng để lựa chọn dược liệu phù hợp với cơ địa và tình trạng bệnh cụ thể.

Bình chọn post
  • cam kết 100%Bảo mật thông tin
  • Tư vấn trực tuyếnVới bác sĩ chuyên khoa
  • nhận ưu đãi chỉ khi đặt hẹn trước
  • Chi Phí hợp lýKhông phụ phí, phí ẩn

Đặt hẹn trước - khỏi lo chờ đợi!

Phòng khám làm việc Liên tục từ 08:00 - 20:30
(tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ