Bệnh giang mai: Nguyên nhân, triệu chứng, chuẩn đoán, điều trị

Tham vấn y khoa:

Bình chọn post

Bệnh giang mai là một bệnh xã hội. Nhưng có rất nhiều người không biết nguyên nhân gây giang mai là gì? đối tượng mắc ra sao. Và việc chẩn đoán bệnh giang mai cũng gặp nhiều khó khăn. Bởi triệu chứng nhận biết giang mai rất phức tạp. Cách trị cũng tùy vào tiến triển của bệnh.

Cùng tìm hiểu ngay căn bệnh giang mai là gì? Để có thể chủ động phòng tránh, tìm cách điều trị bệnh tốt nhất. Giảm các biến chứng mà giang mai có thể gây ra.

Giang mai là bệnh gì?

Giang mai là một căn bệnh thuộc nhóm bệnh truyền nhiễm. Vì nó có khả năng lây từ người này sang người khác.  Hơn nữa, đây lại là một bệnh khá phức tạp. Những dấu hiệu nhận biết rất khó.

Có khi nó rầm rộ, rất khó chịu, đau đớn, sợ hãi cho người bệnh. Khi nó lại âm thầm tiến triển bên trong, gây ra những hậu quả khôn lường. Bản thân giang mai có thể để lại hậu quả là tử vong cho người bệnh.

Tỷ lệ mắc bệnh giang mai không hiếm. Bệnh có thể hoàn toàn chữa khỏi nếu như chúng ta phát hiện sớm, tìm ra nguyên nhân gây giang mai. Cũng như có những cách chữa trị bệnh giang mai hợp lý.

Một điều đáng nói là bản thân người bị giang mai gần như không biết mình đang bị bệnh. Thậm chí rõ ràng là họ có những mối nghi ngờ. Nhưng lại sợ, xấu hổ mà cố tình giấu bệnh. Cho đến khi đi khám thì bệnh đã có những diễn tiến nặng. Việc chữa trị khó khăn lâu dài hơn. Bệnh cũng để lại nhiều sang chấn về tâm lý hơn.

Do đó, hiểu bệnh giang mai là gì rất quan trọng. Nó giúp người bệnh chủ động, có cách phòng tránh, chữa bệnh giang mai khoa học, đạt hiệu quả cao hơn.

Nguyên nhân gây bệnh giang mai

Nguyên nhân gây bệnh giang maiCó nhiều người sau khi đến khám họ hỏi bác sĩ rằng “nguyên nhân gây bệnh giang mai là gì”, tại sao tôi lại bị bệnh giang mai trong khi tôi chỉ quan hệ với chồng/ vợ của mình….

Lý giải vấn đề này, các chuyên gia tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội cho hay. Nguyên nhân gây bệnh giang mai là do xoắn khuẩn giang mai gây ra. Và chúng lây truyền qua nhiều con đường khác nhau. Bao gồm:

1. Quan hệ tình dục không an toàn

Tất cả mọi tiếp xúc tình dục. Bao gồm từ quan hệ thực sự, kích thích, xuất tinh ngoài, oral sex, quan hệ bằng đường hậu môn,…Đều có thể là con đường lây nhiễm bệnh giang mai.

Việc quan hệ tình dục không an toàn, với nhiều người. Chính là những nguy cơ gây ra bệnh xã hội, trong đó có bệnh giang mai. Vì khi quan hệ, bộ phận sinh dục, miệng, hậu môn, hay các tiếp xúc tình dục. Khiến các vi khuẩn giang mai có thể xâm nhập từ người này sang người khác dễ dàng.

Ngay cả việc bạn dùng bao cao su, thì cũng có thể mặc bệnh nếu bạn tình của bạn mang mầm bệnh. Bởi bao cao su không bảo vệ hoàn toàn bộ phận sinh dục. Trong qua trình sinh hoạt tình dục. Các chất dịch, tinh dịch,..dính ra ngoài. Cũng mang trong đó rất nhiều xoắn khuẩn giang mai. Mà mắt thường không quan sát được.

Niêm mạc bộ phận sinh dục lại rất mỏng, do đó, trong khi sinh hoạt tình dục. Khó tránh khỏi tình trạng trầy xước. Hơn nữa niêm mạc ở đây cực kỳ mỏng, nên xoắn khuẩn giang mai rất dễ xâm nhập.

Đây chính là lý do vì sao mà giang mai lại dễ dàng lây truyền qua các tiếp xúc tình dục đến như vậy. Và đây chính là con đường nhiễm bệnh chính, phổ biến. Chiếm tới hơn 90% các trường hợp bị bệnh giang mai.

2. Tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh

Bản thân bệnh giang mai có những diễn biến phức tạp. Đặc biệt ở giai đoan toàn phát, những dấu hiệu rất điển hình. Chúng lan sang toàn bộ cơ thể. Chảy dịch mủ. Do đó, khi có tiếp xúc với các chất dịch mủ này, rất dễ lây nhiễm.

3. Lây gián tiếp khi dùng chung đồ dùng cá nhân

Việc bạn sử dụng chung đồ dùng với chồng/ vợ/ bạn tình, các thành viên khác trong gia đình, bạn cùng phòng,…Đều có thể khiến bạn bị bệnh giang mai. Bởi xoắn khuẩn giang mai không thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Ví dụ việc bạn dùng chung đồ lót với người bệnh. Mặc dù họ chưa có những biểu hiện của giang mai. Nhưng họ có mầm bệnh, các chất dịch mủ từ âm đạo, tinh dịch…của họ dính vào đồ lót. Nếu như việc bạn sử dụng chung thì chất dịch mủ này có thể lây sang cho người khác.

Tương tự như các vật dụng khác như bàn chải đánh răng, quần áo, khăn tắm, dao cạo, tắm chung bồn tắm….Cũng đều có khả năng lây nhiễm giang mai nếu như sử dụng chung.

4. Lây từ mẹ sang con

Nếu như người phụ nữ mang thai mà đang bị giang mai. Họ hoàn toàn có thể lây sang con của họ. Bệnh giang mai có thể lây từ mẹ sang con thông qua 2 cách sau:

  • Giang mai lây qua nhau thai: thường xuất hiện vào tháng 4 -5 của thai kỳ. Bởi trong giai đoạn thai kỳ này. Máu của mẹ và thai có sự trao đổi qua dây rốn. Chính vì thế xoắn khuẩn giang mai có thể lây sang con qua mạch máu ở cuống rốn.
  • Giang mai lây từ mẹ sang con khi đẻ thường: Đứa bé ra đời bằng đường âm đạo của người bị bị giang mai. Chính vì vậy, ngay sau khi chào đời vùng niêm mạc của bé đã tiếp xúc với mầm bệnh. Do đó, bé có thể bị nhiễm giang mai.

5. Lây bệnh do các tiếp xúc hôn môi

Những nụ hôn cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị giang mai. Nếu như một trong hai người có mầm bệnh giang mai ở miệng. Nguyên nhân gây giang mai hoàn toàn có thể bắt nguồn từ những nụ hôn.

Vì trong khoang miệng có thể vết loét có chứa xoắn khuẩn giang mai. Khi hôn nhau dịch tiết có chứ vi khuẩn từ người này sang người kia. Kết quả là bệnh nhân bị nhiễm bệnh.

Có thể thấy rằng, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh giang mai. Chúng ta cần nắm được để có thể phát hiện bệnh sớm. Phòng ngừa giang mai có hiệu quả.

Những ai có nguy cơ mắc bệnh cao

Bệnh giang mai là căn bệnh  có tỷ lệ nhiễm bệnh cao. Mức độ của bệnh nguy hiểm khó kiểm soát. Do đó, việc biết được những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh giang mai. Giúp chúng ta hoàn toàn chủ động trong việc phòng tránh giang mai tốt hơn.

Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh giang mai gồm:

  • Quan hệ tình dục sớm;
  • Có nhiều bạn tình;
  • Tệ nạn xã hội: mại dâm, đồng tính, hút chích ma túy,…
  • Đã từng hoặc mắc các bệnh xã hội khác như lậu, sùi mào gà, chlamydia,…
  • Không chung thủy 1 vợ -1 chồng;
  • Không vệ sinh trước và sau khi quan hệ tình dục;
  • Có quan hệ tình dục bằng miệng, bằng đường hậu môn, quan hệ tập thể,…
  • Có thói quen dùng chung đồ dùng cá nhân

Nếu như bạn nằm trong nhóm đối tượng kể trên. Thì bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh giang mai. Cũng như nhiều bệnh xã hội khác. Cần phải hết sức thận trọng.

Triệu chứng nhận biết giang mai

Bệnh giang mai
Hình ảnh nhận biết bệnh giang mai

Bệnh giang mai là một căn bệnh phức tạp. Có thể nói những triệu chứng nhận biết bệnh giang mai chia thành nhiều giai đoạn khác nhau. Mỗi giai đoạn lại có các dấu hiệu khác nhau.

Có giai đoạn lại tiềm ẩn, có giai đoạn lại rầm rộ. Có giai đoạn để lại nhiều biến chứng rất nguy hiểm. Cụ thể, những triệu chứng của bệnh giang mai chia thành các giai đoạn như sau:

  • Giang mai giai đoạn đầu: một vết trợt nông hình bầu dục, không đau ngứa. Có thể tự khỏi.
  • Giai đoạn 2: các đào ban mọc khắp có thể. Có thể kèm theo các vết lở loét, vỡ nước gây đau rát, ngứa ngáy và dễ gây bội nhiễm.
  • Giai đoạn tiềm ẩn: xuất hiện trong thời gian dài, không có biểu hiện gì
  • Giai đoạn 3: xoắn khuẩn giang mai lan hết vào các cơ quan trong cơ thể. Đi đến đâu chúng gây bệnh và để lại những hậu quả đến đó. Kết quả là có thể gây tử vong cho người bệnh.

Toàn bộ diễn tiến của bệnh giang mai diễn ra trong thời gian dài, kéo dài nhiều năm. Thời gian ủ bệnh của giang mai cũng rất phức tạp. Có người chỉ vài tuần, có người lại vài tháng. Thậm chí có nhiều người sau 8-9 tháng mới bắt đầu có dấu hiệu bị bệnh.

Lúc này, họ đã gần như quên mất cách tiếp xúc dẫn đến mình bị nhiễm giang mai. Nên mặc dù có biểu hiện giang mai giai đoạn đầu. Nhưng họ lại chủ quan bỏ qua, cho đến khi xuất hiện các biểu hiện khắp cơ thể.

Nhìn chung, chúng ta có thể nhận biết triệu chứng của bệnh giang mai qua các dấu hiệu sau đây:

1. Xuất hiện những vết trợt nông( Xăng giang mai)

Sau thời gian ủ bệnh, triệu chứng đầu tiên mà chúng ta biết của bệnh giang mai đó là vết trợt nông. Đặc điểm của vết trợt này là nó như dạng một vết loét, có hình bầu dục. Quan sát có thể thấy như dấu hiệu viêm loét.

Vết trợt này có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau. Tùy theo cách tiếp xúc với mầm bệnh trước đó. Một số vị trí xuất hiện bao gồm:

  • Bộ phận sinh dục: nam giới ở thân, đầu dương vật, rãnh quy đầu, quy đầu, lỗ sáo… Ở nữ giới xuất hiện ở âm hộ âm đạo, sâu trong cổ tử cung,…
  • Ở miệng: vết trợt loét giống như là nhiệt miệng xuất hiện bên trong khoang miệng, lưỡi, họng, mép…
  • Ở hậu môn: một vết trợt nông xuất hiện ở hậu môn, sâu trong trực tràng

Đặc điểm nữa mà chúng ta cần biết đó là, vết trợt nông –biểu hiện của bệnh giang mai. Nó có thể tự khỏi trong khoảng 1 tháng. Sau khi khỏi, chúng không dể lại dấu vết gì, cũng không có dấu hiệu gì khác.

Chính vì thế  người bệnh thường chủ quan bỏ qua. Có người biểu hiện phát bệnh này lại  kéo dài. Nên họ không hề biết là mình đang bị giang mai. Không biết rằng bệnh tình đang ngày càng nặng thêm

2. Xuất hiện những vết đào ban

Đào ban được cho là triệu chứng bệnh giai đoạn rầm rộ nhất. Nó khiến cho người bệnh dễ nhận biết. Cũng như để lại nhiều nỗi sợ hãi, đau đớn, ám ảnh cho người bệnh.

Đào ban là những vết sẩn trên da màu hồng như cánh đào. Chúng có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể như tay, chân, lưng, cổ, ngực, bộ phận sinh dục….

Đào bạn có đặc trưng là không gây đau, ngứa. Đào ban có thể xuất hiện khoảng 7 -10 ngày rồi tự biến mất.

3. Nổi các nốt sẩn với nhiều hình dạng

Sẩn giang mai là dấu hiệu khá điển hình của bệnh. Nó biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau như sẩn màu đỏ hồng, thâm nhiễm và có thể có viền vảy xung quanh. Sẩn giang mai dạng vảy nến, dạng trứng cá, sẩn hoạt tử…

Bệnh giang mai có thể gây ra tình trạng lở loét khắp cơ thể. Người bệnh có thể thấy các mảng sần mọng nước, gây ngứa ngáy, vỡ nước. Những mụn này chảy dịch, loét khắp cơ thể.

Với biểu hiện bệnh giang mai này, người bệnh rất đau đớn, ngứa ngáy. Và cũng rất dễ lây sang cho người khác. Vì dịch mủ từ các vết loét này dính sang vùng niêm mạc, vết thương hở. Đưa lên mắt, miệng, mũi, hậu môn, sinh dục….có thể khiến người khác bị nhiễm giang mai.

Dấu hiệu giang mai ở giai đoạn này khiến cho người bệnh và người thân rất sợ hãi, khó chịu. Gây ra rất nhiều ám ảnh, sang chấn về tâm lý.

Các biểu hiện khác

Khi bị giang mai, ngoài những biểu hiện kể trên, người bệnh còn có các biểu hiện khác như sốt, mệt mỏi, tiêu chảy, hệ miễn dịch suy yếu, viêm hạch lan tỏa, rụng tóc kiểu “rừng thưa”…

Biểu hiện giang mai khi xâm nhập hệ thần kinh

Đây là những triệu chứng giai mai giai đoạn 3. Lúc này xoắn khuẩn giang mai bắt đầu ăn vào máu, đi vào hệ thần kinh. Gây ra bệnh giang mai thần kinh với các beieru hiện như:

  • Suy nhược thần kinh
  • Rối loạn ý thức
  • Đội quỵ

Biểu hiện giang mai xâm nhập vào tim mạch

Khi bị giang mai tim mạch, lúc này bệnh nhân có các triệu chứng như:

  • Gây bệnh tim mạch
  • Phình mạch
  • Viêm cơ tim

Biểu hiện bênh giang mai củ

Do xoắn khuẩn giang mai đã lan ra các hệ thống sụn khớp. Từ đó chúng gây ra tình trạng củ giang mai ở mặt, lưng, tay, chân khiến người bệnh không đi lại được, thậm chí là tử vong

Có thể thấy rằng, những dấu hiệu triệu chứng bệnh giang mai rất phức tạp. Chúng chia thành nhiều loại biểu hiện, nhiều giai đoạn khác nhau. Mỗi giai đoạn lại có các dấu hiệu khác nhau. Do đó, chúng ta cần phải hết sức thận trọng.

Chẩn đoán bệnh giang mai

Bệnh giang mai có thể để lại hậu quả nặng nề cho người bệnh. Do đó, ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ, hoặc có tiếp xúc thân mật với các đối tượng có nguy cơ cao. Lúc này người bệnh cần đi khám để được chẩn đoán bệnh giang mai.

Bệnh giang mai được chẩn đoán thông qua các kỹ thuật như:

Khám lâm sàng

Dựa vào các biểu hiện xuất hiện, khai thác thông tin bệnh sử, tiền sử bệnh lý của bệnh nhân.

Làm các xét nghiệm

Các xét nghiệm được cho là cần thiết bị khám, chẩn đoán bệnh giang mai. Các xét nghiệm gồm:

  • Xét nghiệm bệnh phẩm: Lấy mẫu bệnh phẩm là dịch tiết từ săng, mảng niêm mạc, sẩn, hạch soi kinh hiển vi nền đen để tìm xoắn khuẩn. Hoặc có thể nhuộm Fontana Tribondeau thấy xoắn khuẩn dưới dạng lò xo. Sự có mặt của xoắn khuẩn đặc hiệu cho phép khẳng định chẩn đoán bệnh giang mai.
  • Làm phản ứng huyết thanh: Lấy máu, chiết lấy huyết thanh để thực hiện các phản ứng:Phản ứng cổ điển (không đặc hiệu)gồm các phản ứng kết hợp bổ thể (BW) phản ứng lên bông (Kahn Citochol,…). Các phản ứng dùng kháng nguyên cardiolipin: RPR, VDRL; Phản ứng đặc hiệu gồm phản ứng bất động xoắn khuẩn (TPI), phản ứng miễn dịch huỳnh quang (FTA – Abs), phản ứng ngưng kết hồng cầu (TPHA hay MHA – TP)…

Lưu ý: Trường hợp bệnh nhân bị giang mai thần kinh, tim mạch thì cần lấy dịch não tủy để làm xét nghiệm.

Chẩn đoán phân biệt

Vì biểu hiện của bệnh giang mai cũng giống nhiều bệnh khác. Nên để chẩn đoán bệnh chúng ta cần kết hợp cả chẩn đoán phân biệt gồm:

  • Săng giang mai giai đoạn đầu phân biệt với mụn rộp sinh dục, ghẻ, viêm bao quy đầu, hạ cam mềm, hội chứng behcet.
  • Biểu hiện giang mai giai đoạn 2 cần phân biệt với dị ứng thuốc, phát ban do virus, sởi, vẩy nến,…
  • Phân biệt giang mai giai đoạn 3 với các bệnh ung thư, gôm lao,…

Sau khi có kết quả chẩn đoán bệnh giang mai. Tùy vào mức độ, giai đoạn của bệnh mà các bác sĩ sẽ có định hướng điều trị phù hợp.

4. Biến chứng của bệnh

Bệnh giang mai là một bệnh xã hội nguy hiểm, bệnh có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị, cụ thể:

  • Xoắn khuẩn giang mai có thể thâm nhập vào các cơ quan phủ tạng gây tổn thương các cơ quan.
  • Gây tổn thương da, niên mạc, hệ thần kinh
  • Lây nhiễm cho bạn tình
  • Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm khác trong đó có HIV
  • Phụ nữ mang thai bị giang mai có nguy cơ sảy thai, dị tật thai nhi, trẻ sinh ra có thể nhiễm bệnh từ mẹ có nguy cơ tử vong cao hơn trẻ bình thường

Cách điều trị bệnh giang mai thế nào?

Điều trị giang mai chủ yếu là dùng thuốc. Nguyên tắc khi đưa ra phác đồ chữa bệnh giang mai là cần điều trị càng sớm càng tốt. Điều trị đúng liều, đúng phác đồ, đúng thời gian.

Phác đồ chữa giang mai gồm:

  • Giai đoạn đầu: dùng kháng sinh penixillin, hoặc tetracyclin Erythoromycin,…
  • Giai đoạn muộn (<1 năm, giang mai kín) điều trị bằng kháng sinh, kết hợp cả bạn tình.
  • Giai đoạn 3: điều trị bằng thuốc, tùy vào từng biến chứng vào tạng nào mà có phác đồ phù hợp.

Điều trị dự phòng giang mai cũng cần được thực hiện. Theo đó người bệnh cần được:

  • Cung cấp kiến thức về tình dục an toàn, lành mạnh, hành vi tình dục có bảo vệ…
  • Cần đi khám ngay khi có nghi ngờ mắc bệnh
  • Không tự ý mua thuốc để chữa giang mai
  • Vệ sinh sạch sẽ cho cả hai giới hằng ngày.
  • Nếu phụ nữ mang thai bị giang mai cần điều trị sớm. Có biện pháp tầm soát khi sinh đẻ.

Hiện tại, Phòng khám Đa khoa quốc tế Hà Nội đang áp dụng biện pháp kích thích cân bằng miễn dịch trong điều trị giang mai. Liệu pháp cho phép hệ miễn dịch được đảm bảo ổn định. Sử dụng hệ thống đánh giá chính xác hệ thống miễn dịch, chủng loại của xoắn khuẩn giang mai.

Kết hợp dùng thuốc và các phác đồ linh hoạt, giúp cắt đứt quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn, khống chế và tiêu diệt chúng có hiệu quả. Ngoài ra, với biện pháp này  cho hiệu quả điều trị cao, chi phí thấp và không gây tác dụng phụ.

Như vậy, bệnh giang mai là một căn bệnh phức tạp. Chúng ta hãy hiểu giang mai là gì, nguyên nhân gây bệnh giang mai, triệu chứng bệnh giang mai ra sao, ai có thể bị bệnh….Từ đó có thể phòng ngừa và đưa ra cách điều trị bệnh giang mai hiệu quả nhất.

Bình chọn post

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

hãy chủ động để tháo gỡ mọi thắc mắc

ĐĂNG KÝ KHÁM